[Văn 7] Kể lại câu chuyện Đêm nay bác không ngủ

Đề văn 7: Kể lại câu chuyện Đêm nay bác không ngủ

 Mở bài

Bác Hồ là vị cha già của dân tộc. Bác luôn quan tâm và dành nhiều tình cảm cho những người lính như một người cha. Vào cuối năm 1950,  trong chiến dịch Biên giới Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta. Lúc đó tôi ở bên cạnh Bác và ngắm nhìn bác.  Đó là một đêm không ngủ của Bác trong rừng sâu thăm thẳm.

 Thân bài

Tôi biết Bác Hồ đã lâu nhưng đây là lần đầu tiên Bác chỉ huy đơn vị của chúng tôi.  Tôi và các đồng chí được giao nhiệm vụ bảo vệ Bác. Chúng tôi đã dành cho Bác một chỗ ngủ ấm áp thoải mái có bếp lửa hồng bên cạnh. Nhưng Bác không muốn mình nhận bất cứ đặc ân nào mà chỉ muốn ngủ cùng bộ đội chúng tôi, san sẻ với mọi người những nỗi khổ của người lính. Vì đường hành quân rất vất vả và mệt mỏi nên tôi đã thiếp đi từ lúc nào không hay chỉ biết rằng khi tôi thức dậy thì ngoài trời đã khuya lắm. Bác ngồi yên bên bếp lửa với vẻ mặt đầy suy tư. Gió lướt qua từng cơn lạnh buốt cuốn theo những chiếc lá vàng vào trong túp lều tranh xơ xác. Một cái lạnh như xé da xé thịt như thế mà Người chẳng quan tâm. Dường như Bác đang nghĩ đến một việc lớn lao lắm.  Tôi nhìn Bác, nhìn vào vầng trán đầy nếp nhăn,  bộ râu dài trắng muốt. Gương mặt hiền từ của Bác cùng với mái tóc bạc phơ tự dưng cảm thấy thương Bác nhiều hơn.  Tình cảm này không chỉ của riêng tôi mà còn là cả đồng bào, chiến sĩ, vì Bác đã hi sinh những lợi ích riêng của mình cho đồng bào Việt Nam. Bác nhóm lửa thêm để ngọn lửa cháy sáng hơn, mái liều tranh ấm áp hơn.  Sau đó bác đi dém chăn cho từng người.  Bác nhón chân thật nhẹ nhàng vì sợ mọi người giật mình tỉnh giấc. Lúc này tôi thiếp đi trong hình ảnh của Bác. Bóng Bác thật gần gũi nhưng cũng lại thật rất cao lớn vĩ đại.  Cái bóng ấy có lúc giống như cây đa đầu làng có khi như mái tranh ở quê tôi.  Bóng mát thật ấm áp ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng. Lần thứ hai thức dậy, Bác vẫn ngồi đó. Lúc này tôi thật sự thổn thức và khẽ hỏi bác: “ Bác ơi bác chưa ngủ bác có lạnh lắm không?”  Bác mỉm cười hiền hậu trả lời tôi: “ Chú cứ việc ngủ ngon Ngày mai đi đánh giặc.  Tôi vâng lời bác nhắm mắt nhưng trong lòng vẫn cứ lo lắng bồn chồn.  Không lo lắng làm sao được khi chiến dịch vẫn còn rất dài nhiều gian khổ vất vả.  Rừng thì lại thêm nhiều đồi núi cheo leo hiểm trở.  Bác đã lớn tuổi mà thời tiết trong rừng là rất khắc nghiệt vì thế tôi lo bác ốm.  Bác cứ thức hoài thì ngày mai lấy sức đâu mà đi. Đến lần thứ 3 thức dậy tôi hốt hoảng khi thấy Bác vẫn ngồi đó, chòm râu im phăng phắc như hóa đá. Tôi vội vàng nằng nặc mời Bác ngủ phải ngủ vì trời sắp sáng mất rồi.  Bác đáp lại sự khẩn thiết của tôi là một câu nói bình thản: “ Cháu cứ việc ngủ ngon ngày mai đi đánh giặc, Bác thức thì mặc, bác bác ngủ không an lòng”.

Khi nghe lời Bác nói tôi không còn muốn mời bác ngủ nữa vì tôi hiểu tâm trạng lo lắng của Bác lúc này.  Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ trong khu rừng lạnh lẽo ngoài kia.  Trời thì mưa lâm thâm mà lại chẳng có một tấm chăn lành.  Họ phải rắc lá cây để làm chiếu lấy manh áo làm chăn.  Vì thế mà Bác càng lo lắng hơn.  Đôi mắt của Bác nhìn về phía khu rừng kia với sự mong đợi trời sẽ sáng mau mau,  mặt trời sẽ ló dạng một ngày mới lại bắt đầu mang lại những tia nắng ban mai ấm áp cho các chiến sĩ.  Chẳng hiểu sao lúc ấy tôi lại càng thấy vui sướng rộn ràng. Tôi nhìn sâu vào đôi mắt của Bác thấy được tương lai của dân tộc mình.  Ngọn lửa hồng cháy rực rỡ hơn xua tan cái lạnh lẽo của đêm rừng và đôi mắt Bác thì sưởi ấm chúng tôi bằng tình yêu thương của người cha.  Tôi không thể ngủ được và thức luôn cùng bác.

 Kết bài

Chẳng phải chỉ đêm nay Bác không ngủ mà có rất nhiều đêm như thế Bác thức trắng để vạch ra con đường cứu nước.  Bây giờ tôi nhận ra rằng một đêm không ngủ của Bác là một lẽ thường tình.  Bởi vì Bác còn hi sinh nhiều và lớn lao hơn thế.  Người chính là Hồ Chí Minh đã dẫn lối soi đường cho dân tộc.

5/5 - (3 votes)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →