Văn 9: Tưởng tượng gặp người lính trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu

Văn 9: Tưởng tượng gặp người lính trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Tôi đã nghe và thuộc lòng những hình ảnh thơ được phổ nhạc mà ba tôi vẫn thường mở chiêc radio vào sáng sớm. Đến khi học thuộc được bài thơ “Đồng chí” tôi lại càng ngưỡng mộ sự anh dũng của những người lính trong buổi đầu kháng pháp còn nhiều thiếu thốn. Một buổi trưa, tôi nằm trên chiếc võng sau nhà rồi ngâm nga lại bài thơ. Cơn gió nào đã đưa tôi vào mộng mị hay chính vì khao khát muốn được gặp các anh chiến sĩ.

Tôi choàng mở mắt thì mọi cảnh vật xung quanh hoàn toàn khác lạ. Dưới chân tôi những chiếc là rừng khô xào xạt. Trước mắt tôi là những tán cây rậm rạp chạy dài. Cái lạnh tê buốt của sương đêm làm tôi bất giác xoa hai bàn tay vào nhau sưởi ấm. Tôi nhận ra phía trước tôi là một đoàn quân với hơn năm mươi người, các anh đang say sưa trong giấc ngủ sau một ngày hành quân vất vả. Nhìn các anh, tôi không sao khỏi xúc động. Những người lính với tấm áo mỏng họ lấy ba lô của mình làm gối  hoặc gối đầu lên nhau sưởi ấm. Các anh chẳng có tấm chăng chỉ lấy manh áo củ đấp lên người và lấy lá cây làm chiếu.  Canh gác cho giấc ngủ đồng đội mình là hai người lính với vầng trăng treo lơ lững trên đầu ngọn súng. Chẳng hiểu sao lúc ấy tôi không hề lo lắng hay sợ hãi mà hồi hộp tiến đến gần hai người lính. Tiếng bước chân của tôi trong đêm vắng làm các anh giật mình quay lại. Tôi nghĩ các anh sẽ ngạc nhiên và truy hỏi tôi là ai, nhưng không, các anh mỉm cười nhìn tôi như đã quen biết tôi từ trước. Tôi cũng sững sờ khi nhận ra gương mặt quen thuộc của các anh sao giống cha, chú đến thế.  Gương mặt rám nắng, hai quai hàm kiên quyết, đôi mắt trũng sâu vì những đêm thức trắng hành quân. Các anh mặt bộ quân phục màu xanh lá, khoác bên ngoài là chiếc ao trấn thủ những chẳng mấy lành lặng. Tôi chợt nhớ đến câu thơ của  Chính Hữu “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá”. Nhìn những mảnh vá chằng chịt không khéo léo của các anh, tôi quên mất giới thiệu mình là ai và cứ thế trò chuyện.

–           Cuộc sống ở chiến khu vất vả lắm phải không anh? Hai anh tên là gì?

Người chiến sĩ vỗ nhẹ lên vai tôi:

–           Anh là Tính, còn đây là anh Việt. Tụi anh quen nhau từ ngày mới vào bộ đội. Cuộc chiến mà em, ở đâu chẳng khó khăn thiếu thốn. Quân đội mình còn cần viện trợ từ bên ngoài nên nhiều lúc thức ăn, thuốc men, quần áo thiếu quanh năm. Em cũng thấy đấy thời tiết rừng khắc nghiệt, đơn vị nào cũng chóng chọi với sốt rét rừng. Mà cái căng bệnh này ghê lắm em ạ, vừa thấy khỏe mạnh đấy thì đã rung người vừng trán ước mồ hôi.

Tôi chăm chú lắng nghe anh Tính, anh Việt tiếp lời đồng đội:

–           Em không thấy các anh đang ngủ ở kia, các anh bị sốt rét rừng làm da xanh xao, tóc thì rụng sắp hết. Tụi anh vẫn trêu nhau là vệ trọc.

Tôi nhìn xuống đôi bàn chân của các anh. Vượt qua bao ụ, dốc của rừng, leo bao nhiêu ngọn núi mà các anh chẳng có một đôi giày. Đôi dép lốp đã mòn vẫn kiên cường tiến bước.

–           Nhìn các anh thân nhau như thế chắc các anh là đồng hương?

Anh Việt nhìn tôi cười:

–           Không đâu chàng trai trẻ.  Anh đến từ miền biển của Trung Bộ, còn anh Tính lại đến từ Bắc Bộ. Các chiến sĩ ở đây mỗi người mỗi cảnh, mỗi xứ sở nhưng cùng là người Việt Nam mất nước em à!.

–           “Quê hương anh nước mặn đồng chua, làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” phải vậy không anh?

Anh Việt cười:

–           Em cũng thuộc bài thơ của Chính Hữu à? Giỏi đấy! Ở đơn vị, các anh chép tay truyền cho nhau, tụi anh thuộc nằm lòng. Bài thơ hay phải không em?

–           Dạ, hay và rất chân thật.

Anh Tính tiếp lời:

–           Tuy không cùng nơi sinh ra nhưng tụi anh nguyện gắn bó cùng nhau, sông chết cùng nhau. Những đêm trong rừng lạnh quá, nên các anh tìm hơi ấm của nhau, gối đầu lên nhau, cùng nhau chia bát cơm, hạt muối còn hơn cả tình anh em nữa em à! “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” mà.

Anh vừa nói vừa phì cười mang theo hơi sương giá lạnh như làn khói trắng.

  • Các anh xa nhà bao lâu không về rồi? Thế các anh có nhớ nhà không?

Hai anh nhìn nhau ánh lên vẻ ngậm ngùi:

  • Nhà thì nhớ em ạ, đôi lúc nhắm mắt lại có thể thấy cả hình ảnh gốc đa, giếng nước đầu làng, cả mái nhà tranh vách lá. Từ ngày ra đi đến nay cũng chừng năm mùa lúa chín, không biết mẹ già, em nhỏ có khỏe không. Anh Tính còn có cả vợ con ở nhà đấy! Nhưng đất nước đang cần, phải hòa bình thì mới mong hết khổ em à! Các anh ở đây ai cũng nén tình cảm riêng vì nghĩa lớn, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc là thiêng liêng, cao quý vì tổ quốc là máu chảy trong tim am à!

Ánh trăng đêm nay treo lơ lửng như một chiếc lưỡi liềm, các anh vẫn đứng hiên ngang, súng trên vai trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. “Đầu súng trăng treo” không có gì đẹp hơn như thế. Hòa bình và chiến tranh, thi sĩ và chiến sĩ tất cả làm nên một bức tranh tuyệt đẹp. Tôi miên man trong dòng suy nghĩ thì nghe âm thanh quen thuộc của mẹ: “Con vào nhà ngủ, gió ngoài này lạnh lắm”. Tôi giật mình mới biết mình nằm mơ, một giấc mơ dài, ý nghĩa.

Tôi không thể ngủ thêm được nữa vì hình ảnh người lính cứ quanh quẩn bên tôi. Giá mà giấc mơ có thể nối tiếp tôi sẽ hỏi các anh nhiều hơn thế nữa. Dù sao cũng cảm ơn một giấc mơ tuyệt vời đã giúp tôi hiểu thêm bài học và giúp tôi nhận ra mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ sự hi sinh của các anh. Các anh đã bảo vệ đất nước, trách nhiệm của chúng ta là giữ gìn, xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp.

4.5/5 - (4 votes)

About Phan Trúc Phương

Chia sẻ những bài văn mẫu hay do cô tự biên soạn nhằm giúp các em học tốt văn hơn.

View all posts by Phan Trúc Phương →